Nét độc đáo trong văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng
EnglishViet Nam
Địa chỉ:
502 Quốc lộ 1, phường 2, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
P.Võ Thị Sáu - Q.3 - Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa:
T2 - T7: 7AM - 5PM
Loading...
Button
Loading...

Danh mục tin tức

Loading...

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr. Nguyen

0945.980.605

Ms. Tuyen

0931.083.088

BÀI VIẾT mới nhất

Loading...

Nét độc đáo trong văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

“Người dân quê tôi Sóc Trăng đã bao đời dầm mưa dãi nắng, đổi lấy chén cơm thơm ngọt như sữa mẹ mát ngọt đời con” - Sóc Trăng được biết đến với tên gọi thân thương, vùng đất Sóc Sà Bai, vậy ý nghĩa của từ Sóc Sà Bai là gì?

Nổi tiếng là quê hương có ba dân tộc anh em Kinh – Hoa – Khmer, Sóc Trăng là nơi hòa quyện những nét văn hóa đặc sắc của cả ba dân tộc, tạo nên đặc trưng riêng về bản sắc, văn hóa, con người mà khó vùng đất nào có được. Từ Sóc Sà Bai bắt nguồn từ tiếng Khmer, là một dân tộc lớn trong ba dân tộc anh em, nghĩa của từ rất đơn giản nhưng lại mang giá trị cao đẹp và thiên liêng nhất “vùng đất của sự yên bình”

Dân tộc Khmer là một dân tộc lớn tại Sóc Trăng, người Khmer phân bố khắp nơi trong tỉnh, từ thành phố, đến nông thôn, từ các đường lộ lớn đến các hẻm nhỏ. Họ tập trung thành các làng, gọi là “Phum”, người Khmer có phong tục tập quán phong phú, văn hóa đặc sắc với rất nhiều lễ hội trong năm. Một trong các lễ hội lớn không thể bỏ qua chính là lễ Oocomboc (អកអំបុក) , hay thường được gọi là “ Lễ Cúng Trăng” hay “Lễ Hội Đua Ghe Ngo”. Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm, trong năm 2020 thì được tổ chức vào ngày 30-31/10.

Lễ hội Oocomboc được tổ chức vào thời điểm này bởi đây là lúc kết thúc vụ mùa, nhằm thể hiện lòng biết ơn cho một mùa vụ no ấm, vào ngày lễ Ocomboc, sáng sớm người dân sẽ bắt đầu tập trung tại dòng sông Masspero để cổ vũ cho đội ghe của chùa mình. Bên cạnh đó nếu không thể đến trực tiếp tại đường đua, họ sẽ cùng nhau tụ tập quây quần bên chiếc tivi chuẩn bị bắt đầu cổ vũ cho đội ghe qua kênh truyền hình, tất nhiên là không thể thiếu những vật dụng cổ vũ “chuyên nghiệp” là nồi xoang chảo rồi. Đây được xem là dịp mà mỗi người được dịp thả mình vào tình yêu cho nơi ăn chốn ở của mình nhất.

Người Khmer sẽ bắt đầu lễ cúng trăng vào thời điểm mặt trăng bắt đầu lên cao và tròn nhất, sáng tỏ nhất, họ sẽ bày biện, trang trí lễ cúng bằng hoa, có những vùng còn trang trí bằng cả tre, trúc, hoa leo, cây mía, lá trầu,… lễ vật cúng trăng là thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp. Thông thường một mâm cúng sẽ bao gồm: chuối, dừa, khoai mì, khoai môn, trái cây, bánh in, bánh pía,… và một món chính không thể thiếu được là Cớm dẹp. Ngoài ra trong dịp Lễ hội có các hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước,…

Tất cả những hoạt động trên đều góp phần làm đa dạng nền văn hóa và phong tục tập quán, là một cầu nối, kết nối cả cộng đồng người Khmer với cả các dân tộc anh em khác, từ đó góp phần tạo nên giá trị đẹp đẽ và đầy sinh động cho vùng đất Sóc Trăng tươi đẹp.

  • Chia sẻ qua viber bài: Nét độc đáo trong văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng
  • Chia sẻ qua reddit bài:Nét độc đáo trong văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Bài viết liên quan

Không có thông tin cho loại dữ liệu này